Supply chain là gì? Cơ hội việc làm của Supply Chain ở năm 2024

Supply chain là gì? Thuật ngữ có lẽ còn rất xa lạ với nhiều người. Những năm gần đây nó mới thực sự được dùng nhiều hơn trước. Hotroduhoc.org sẽ chia sẻ đến các bạn Supply Chain là gì? và cơ hội việc làm của ngành này trong giai đoạn tới nhé. 

  1. Supply Chain là gì? 

Supply Chain là gì? Supply Chain được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chuỗi cung ứng. Thuật ngữ dùng để mô tả mạng lưới sản xuất giữa các công ty, doanh nghiệp với nhau. Có thể các bạn đã nghe thông tin đài báo hay đâu đó về chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch covid 19 vừa qua thì Supply Chain là gì lại càng được nhiều người quan tâm. Trong chuỗi cung ứng, một quá trình từ giai đoạn đầu tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô và kết thúc bằng sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng. 

Supply chain là chuỗi cung ứng (ảnh: internet).
Supply chain có nghĩa là chuỗi cung ứng (ảnh: internet).

Mạng lưới này diễn ra trong mọi lĩnh vực và có thể nhiều thực thể, nhiều tài nguyên khác nhau. Có thể bạn thấy nó gần giống với thuật ngữ logistics. Nhưng Supply Chain có thể bao hàm toàn bộ logistics các bạn nhé. Trong các chuỗi cung ứng có độ phức tạp cao thì một sản phẩm đã qua sử dụng có thể quay lại làm khởi đầu và tài nguyên cho một chuỗi cung ứng mới. Trong Supply Chain, các doanh nghiệp sẽ được phân thành các mắt xích khác nhau. 

Cụ thể, sản phẩm đến một mắt xích tạo ra sản phẩm và đưa đến doanh nghiệp khác để trở thành sản phẩm hoàn thiện đến tay người tiêu dùng là quá trình nhanh nhất. Ngoài ra còn có một chuỗi nhỏ các đơn vị tạo sản phẩm cho đơn vị lớn hơn. Sau đó các đơn vị lớn hơn lại tạo thành một chuỗi để cung cấp cho đơn vị lớn hơn nữa. 

Cứ như thế, khi sản phẩm cuối cùng để người tiêu dùng sử dụng. Đó cũng làm một chuỗi cung ứng. Supply Chain là gì đến đến các bạn đã hiểu rồi chứ? Tiếp theo Hotroduhoc.org sẽ chỉ ra cho các bạn hoạt động chính của Supply Chain là gì và cơ hội việc làm trong giai đoạn tới của Supply Chain là gì? 

2. Hoạt động chính của Supply Chain  là gì? 

Hoạt động chính trong một chuỗi cung ứng sẽ được phân ra làm 5 phần khác nhau. Trong đó bao gồm: kế hoạch, nguồn, thực hiện, giao hàng và trả lại. Cụ thể: 

2.1 Kế hoạch

Một kế hoạch hoàn thiện từ đánh giá thị trường dẫn đến cân bằng cung cầu cho doanh nghiệp thực sự cần thiết. Trong đó quá trình hành động sẽ là: 

  • Lập kế hoạch về nhu cầu: Dựa vào các chỉ số đánh giá và kinh nghiệm thực tế để ước tính nhu cầu thị trường. Từ đó lập kế hoạch về đầu vào cho chuỗi. 
  • Lập kế hoạch sản xuất: Khi nhu cầu đã có, đầu vào đã chuẩn bị thì cần có kế hoạch thực hiện tốt nhất để tối ưu sản xuất. 
  • Lập kế hoạch tồn kho: Chắc chắn việc kế hoạch của các giai đoạn trước sẽ không thể toàn diện. Vì thế kế hoạch tồn kho là cần thiết. Số lượng và thời gian tồn kho cần được có kế hoạch. 
  • Kế hoạch bán hàng: Khi sản phẩm đã có thì kế hoạch bán hàng là quan trọng nhất trong bước này của lập chuỗi. 

2.2 Nguồn 

Tìm nguồn cung là bước đầu sau khi lập được kế hoạch. Khi kế hoạch nằm trên giấy thì tìm nguồn cung là bước đầu tiên của thực hiện kế hoạch. 

Supply chain với nhiệm vụ tìm nguồn để sản xuất là bước đầu tiên (ảnh: internet).
Supply chain với nhiệm vụ tìm nguồn để sản xuất là bước đầu tiên (ảnh: internet).

2.3 Thực hiện

Khi đã có nguồn cung, quy trình của chuỗi bắt đầu hoạt động và vào trạng thái hoàn thành. Kế hoạch thực tế được áp dụng vào thực tiễn sản xuất của chuỗi. 

Thực hiện là bước các hoạt động chuyển đổi từ nguyên liệu thô sang sản phẩm cuối cùng diễn ra. Ở bước này cần một tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp để kiểm soát quy trình. 

2.4. Giao hàng

Các quy trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ sau khi thực hiện ra thành phẩm. Giao hàng trong chuỗi cung ứng thường bao gồm quản lý đơn hàng, quản lý vận chuyển và phân phối sản phẩm.

Cần giao hàng đúng nơi, đúng số lượng, thời điểm khách hàng cần. Nhưng với chuỗi cung ứng, khi các bạn biết chuỗi cung ứng là gì? Vấn đề về giao hàng có lẽ không giống với giao hàng thông thường. 

Giao hàng trong chuỗi cung ứng sẽ đơn giản và thành quy trình hơn. Doanh nghiệp đã có sự liên kết từ trước và giao hàng đã là quá trình quen thuộc. 

2.5 Trả lại

Trả lại trong chuỗi cung ứng cũng khá đơn giản. Việc giao hàng không đạt chất lượng sẽ được trả lại. Nhưng trong chuỗi liên kết thì trả lại hàng không phải vấn đề quá lớn với doanh nghiệp. 

3. Quản lý chuỗi cung ứng là gì? 

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Một quá trình quản lý hàng hóa và dịch vụ, bao gồm tất cả quy trình trong giai đoạn chuyển từ nguyên liệu thô tới sản phẩm, hàng hóa cuối cùng. 

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả sắp xếp hợp lý hoạt động bên cung từ đó giảm giá thành để đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Sự phối hợp chính là đỉnh cao của quản lý chuỗi. 

Quản lý chuỗi là hoạt động phức tạp và quan trọng (ảnh: internet).
Quản lý chuỗi là hoạt động phức tạp và quan trọng (ảnh: internet).

Trong chuỗi, sự phối hợp từ sản phẩm, thông tin, tài chính giúp gắn kết nhà sản xuất, nhà cung cấp đến khách hàng. Trong quản lý chuỗi cùng cần đảm bảo độ chính xác cao. Cụ thể: 

  • đúng sản phẩm.
  • đúng chất lượng.
  • đúng số lượng.
  • đúng nơi cần. 
  • đúng thời điểm
  • đúng khách hàng
  • Và giá đúng. 

Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là gì? Câu trả lời chính là lợi thế cạnh tranh. Nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao đến với khách hàng với giá thấp nhất, chất lượng cao nhất và thời gian giao hàng nhanh nhất. Bên cạnh đó dịch vụ hậu mãi tốt, chăm sóc khách hàng tốt, quảng cáo tốt,…tất cả sẽ phụ trợ cho chuỗi cung ứng phát triển. 

4. Cơ hội việc làm trong chuỗi cung ứng là gì của năm 2022

Supply Chain hay logistic đều rất quan trọng trong thời kỳ kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện tại. Chuỗi cung ứng đang trở nên quan trọng với nền kinh tế toàn thế giới. 

Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào cũng muốn tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó tận dụng được lợi thế để đưa đất nước phát triển. Quốc gia nào cũng cần tham gia vào chuỗi cung ứng và độ cần thiết của nó với nền kinh tế. 

Cơ hội việc làm với supply chain còn rất rộng mở (ảnh: internet).
Cơ hội việc làm với supply chain còn rất rộng mở (ảnh: internet).

Vì thế nhu cầu cao về nguồn nhân lực chất lượng cao và công việc rộng lớn chính là cơ hội việc làm cho các bạn. Các bạn có thể đảm nhận vị trí việc làm ở những khâu sau: 

  • Tìm nguồn cung ứng và thu mua: Bạn có thể là người đi mua, người quản lý thu mua, người tìm nguồn hàng,…
  • Lập kế hoạch: Bạn có thể là chuyên viên kế hoạch, quản lý nhu cầu, trưởng phòng nhu cầu,…
  • Logistics: Như đã nói, đây là một phần của chuỗi cung ứng. Các bạn sẽ điều hành kho, kết nối các đơn vị với vận chuyển,…
  • Sản xuất: Chuyên viên cải tiến sản xuất, chuyên viên chất lượng sản phẩm, quản lý sản xuất, chuyên viên tinh gọn, quản lý xưởng,…

Cơ hội việc làm trong chuỗi cung ứng như đã nói là cực kỳ rộng mở. Một công nhân hay giao hàng cũng là người của chuỗi cung ứng. Phạm vi hoạt động rộng giúp nó bao quát rất nhiều vấn đề. 

Nếu bạn muốn du học để tham gia và chuỗi cung ứng từ đó có cơ hội việc làm thiết thực và lương cao hơn. Thì Singapore và Hà Lan chính là những quốc gia sở hữu chương trình đào tạo hàng đầu lĩnh vực logistics cũng như quản lý chuỗi cung ứng. 

Các cảng biển của Hà Lan và Singapore chính là nguyên nhân thu hút nhiều công ty về logistics và chuỗi cung ứng. Những vị trí việc làm của Supply Chain từ mộ hình cho thấy  rất nhiều vị trí công việc đang thiếu hụt nhân lực. Vì thế hãy đưa ra lựa chọn chính xác cho tương lai của bản thân các bạn nhé. 

Hy vọng những thông tin ở trên về Supply Chain là gì? đã giúp các bạn tham khảo thêm về một lĩnh vực, ngành học mới. Để nếu có đi du học thì lựa chọn của bạn rộng mở hơn. 

 

DMCA.com Protection Status