Ngành kiểm toán trong thời đại công nghệ 4.0

Ngành kiểm toán là một chuyên ngành nằm trong ngành Quản trị kinh doanh. Đây là một chuyên ngành đầy tiềm năng trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. 

Hotroduhoc.org sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu tường tận về ngành kiểm toán ở bài viết dưới đây. Các bạn sẽ biết được thêm một lĩnh vực, một cơ hội nghề nghiệp mới. 

1. Khái niệm ngành kiểm toán 

Ngành kiểm toán được hiểu là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng thông tin tài chính. Các thông tin cần được kiểm tra và xác định, báo cáo lại xem có phù hợp giữa thực tế và chuẩn mực đã được thiết lập hay không. 

Ngoài ra, ngành kiểm toán còn có khía cạnh bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của đơn vị, doanh nghiệp. Bằng những phương pháp kĩ thuật  chuyên ngành của kiểm toán, các kiểm toán viên có trình độ sẽ thực hiện công việc của mình. 

Ngành kiểm toán (ảnh:internet).
Ngành kiểm toán là quá trình đánh giá báo cáo tài chính (ảnh:internet).

Dựa trên pháp lý có hiệu lực sẵn, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, kiểm toán của các đơn vị kiểm toán và của kiểm toán viên.

Kiểm toán thực chất là dùng các phương pháp đối chiếu, diễn giải và điều tra quan sát để kiểm tra, xác minh tính trung thực của tài liệu tài chính. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là đối tượng mà kiểm toán hướng đến. 

Có 3 loại kiểm toán chính được phân loại theo chủ đề. Đó là kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước. 

Săn học bổng du học Canada 2021.

Chi phí du học Úc bao nhiêu tiền?

2. Ngành kiểm toán học môn gì và yêu cầu như thế nào? 

Ngành kiểm toán là một ngành có chuyên môn sâu, chủ yếu các môn học sẽ liên quan đến luật, kinh tế, tài chính. Các môn học chủ yếu sẽ là nguyên lý kế toán, kế toán tài chính nâng cao, tài chính doanh nghiệp,…

 

Mục tiêu và yêu cầu ngành kiểm toán: 

  • Mục tiêu ngành kiểm toán: Ngành kiểm toán với mục tiêu đào tạo ra những cử nhân có năng lực và kiến thức chuyên về quản lý kinh tế và pháp luật  kế toán. Khi ra trường, các sinh viên có thể làm trong các đơn vị kiểm toán nhà nước hoặc đơn vị kiểm toán độc lập, các tổ chức kiểm toán xã hội hoặc các trường học, trung tâm nghiên cứu về kiểm toán. 
  • Yêu cầu của ngành kiểm toán: Sinh viên sẽ học chuyên sâu, nghiên cứu chuyên sâu về ngành kế toán và kiểm toán. Các phương pháp và kỹ thuật cơ bản về kế toán, kiểm toán và có kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến kế toán và kiểm toán. 
Trở thành kiểm toán viên cần sự đánh giá và tư duy logic tốt (ảnh:internet).
Trở thành kiểm toán viên cần sự đánh giá và tư duy logic tốt (ảnh:internet).

Khi sinh viên tốt nghiệp ngành kiểm toán, cần có kiến thức và khả năng sau: 

  • Nằm vững lý thuyết kiểm toán cơ bản, kiến ​​thức chuyên môn về kiểm toán cơ bản. 
  • Nắm vững phương pháp phân tích định tính và định lượng đối với ngành kiểm toán. 
  •  Hiểu về luật pháp liên quan đến kế toán, kiểm toán và tài chính. Xu hướng phát triển của ngành kiểm toán cả trong và ngoài nước. 
  • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin để làm việc liên quan đến tài chính, kế toán và kiểm toán. 
  • Có khả năng nghiên cứu và phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tế công việc.

3. Ngành kiểm toán với cơ hội việc làm rộng mở

Ngành kiểm toán là ngành học rất “hot” vì cơ hội việc làm đang rộng mở mới sinh viên. Trong tương lai, với sự hội nhập sâu rộng, kinh tế tư nhân là động lực chính cho phát triển kinh tế thì ngành kiểm toán chắc chắn sẽ càng cần thiết. 

Bạn ra trường có thể xin việc dễ dàng tại các công ty, doanh nghiệp và cơ quan kiểm toán nhà nước. Nếu đủ năng lực và kỹ năng nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến cũng nhanh bởi sự cạnh tranh không hề lớn. 

Cụ thể các công việc của kiểm toán viên bao gồm: 

  • Lập kế hoạch kiểm toán: Dựa vào dữ liệu thu thập được và khả năng phân tích của kiểm toán viên. Họ sẽ phải lên kế hoạch các công việc phải thực hiện đối với việc kiểm toán để hoàn thành nhiệm vụ. 
  • Xây dựng chương trình kiểm toán: Các bước để kiểm toán chính là việc mà kiểm toán viên cần làm trong ngành kiểm toán. 
  • Thu thập dữ liệu: Dữ liệu ở đây là thông tin kiểm toán, những cơ sở đối chiếu, cơ sở kiểm kê các con số,…
  • Đưa ra nhận định: Dựa vào dữ liệu phân tích được sẽ dùng nghiệp vụ chuyên ngành để nhận định và đánh giá, kết luận kiểm toán dựa trên pháp lý khách quan. 
  • Lập báo cáo: Khi có kết quả đánh giá cần đưa ra báo cáo tài chính sau khi hoàn thành kiểm toán. 

Đó là công việc mà các kiểm toán viên cần làm trong ngành kiểm toán. Dù là kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập thì đều cần thực hiện các nghiệp vụ kể trên. 

Cơ hội việc làm với ngành kiểm toán rất rộng mở (ảnh:internet).
Cơ hội việc làm với ngành kiểm toán rất rộng mở (ảnh:internet).

4. Mức lương mà ngành kiểm toán sở hữu

Mỗi đơn vị, mỗi cá nhân sẽ nhận được mức đãi ngộ khác nhau. Tùy thuộc vào thâm niên, vào trình độ mỗi người. Nhưng ở mức chung: 

Sinh viên mới ra trường để vào được các cơ quan kiểm toán đã không phải đơn giản, dù cơ hội việc làm lớn. Nhưng mức đãi ngộ rất tương xứng với công sức bỏ ra. 

Sinh viên ra trường mức lương rơi vào khoản 15 triệu đồng, với người có kinh nghiệm 3 năm trung bình khoảng 21 triệu đồng,  người có kinh nghiệm 5 năm khoản 30 triệu đồng,…

Ngoài ra nếu bạn ra trường và làm trong các đơn vị kiểm toán độc lập hoặc được vào những bộ phận kiểm toán doanh nghiệp. Chắc chắn mức thù lao sẽ cao hơn. 

Như vậy Hotroduhoc.org đã điểm qua cho các bạn những thông tin cơ bản liên quan đến ngành Kiểm toán. 

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ có được sự hiểu biết về ngành học này và trở thành kiểm toán viên trong tương lai. 

 

DMCA.com Protection Status