Mục lục bài viết
Ngành kinh doanh có lịch sử phát triển hàng ngàn năm. Không lúc nào kinh doanh suy thoái bởi tính tất yếu và quan trọng trong quá trình phát triển của nó với nền kinh tế. Không có kinh doanh, thế giới không thể phát triển.
Xu hướng phát triển của ngành kinh doanh trong thế kỷ 21 này sẽ ra sao? Đâu là lý do để ngành kinh doanh tiếp tục phát triển tốt. Hotroduhoc.org trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ mọi thông tin của ngành kinh doanh đến với các bạn.
1. Khái niệm ngành kinh doanh là gì?
Hoạt động của ngành kinh doanh được xem là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngành kinh doanh là ngành có các hoạt động liên quan đến việc tạo ra giá trị. Đây là hoạt động tiến hành trao đổi vì lợi ích của các bên mua và bán nói chung.
Trong thế kỷ 21 này, ngành kinh doanh phát triển theo sự tăng tốc của các mạng công nghiệp 4.0. Vì thế bây giờ kinh doanh đã là các mô hình ứng dụng công nghệ cao.
Kiến thức và kỹ năng trong ngành kinh doanh từ đó thay đổi mạnh mẽ. Dẫn đến nhiều ngách nhỏ của ngành kinh doanh ra đời như những nghề mới. Sự biến đổi đó cũng làm những nghề cũ bị lạc hậu và mất đi.
2. Việc làm và định hướng của ngành trong thế kỷ 21
Ngành kinh doanh hàng năm vẫn tạo ra thêm hàng trăm triệu việc làm. Nó hoạt động liên quan tới mọi mặt đời sống xã hội. Bởi ngành kinh doanh bao hàm cả quản trị, tài chính, Marketing, Xuất – Nhập khẩu,…
Học tập từ ngành kinh doanh có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau. Trong đó có thể kể đến công việc quen thuộc như ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ, hàng không, bán lẻ,…
Với sự phát triển của công nghệ, ngành kinh doanh cũng cần phát triển và thích ứng theo. Chính vì thế mà định hướng tương lai của ngành kinh doanh cần gắn liền với công nghệ.
Đó có thể là trí tuệ nhân tạo AI, đó có thể là ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch. Ngoài ra, môi trường quốc tế cũng sẽ gắn liền với ngành kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Một tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, ứng dụng công nghệ,…cần được các bạn trẻ trang bị. Để có thể thích ứng được với sự phát triển của ngành kinh doanh trong tương lai.
3. Học gì để có thể làm trong ngành kinh doanh?
Ngành kinh doanh như đã nói nó rất rộng, liên quan tới mọi mặt đời sống xã hội. Vì thế học ngành kinh doanh cũng rất rộng. Sinh viên có thể học về kinh tế vĩ mô và vi mô, học quản lý tổ chức, học Marketing, chiến lược phát triển,…
Trong đó có những phạm trù lớn của ngành kinh doanh như tài chính, thương mại, kế toán, buôn bán, vận chuyển, bảo hiểm…Sinh viên cần nắm được lĩnh vực lớn để chọn học một chuyên ngành chuyên sâu.
Các nội dung chuyên sâu sẽ đưa các bạn đến câu trả lời học gì để có thể làm trong ngành kinh doanh. Ví dụ một chuyên ngành trong lĩnh vực như Marketing sẽ có Digital marketing, Marketing thương hiệu, truyền thông, quảng cáo,…
Nếu các bạn muốn nghiên cứu sâu hơn về các lĩnh vực ngành kinh doanh. Dưới đây sẽ là danh sách chuyên ngành các bạn có thể học tập. Khi học những chuyên ngành này, chắc chắn sẽ làm việc trong ngành kinh doanh.
Chi phí du học Mỹ bao nhiêu tiền ?
“Bí kíp” xin học bổng du học New Zealand đơn giản.
4. Chuyên ngành cụ thể trong kinh doanh
4.1. Kinh doanh quốc tế
Chuyên ngành kinh doanh quốc tế là chuyên ngành đầu tiên được nhắc đến. Bởi tương lai đây sẽ là chuyên ngành được theo học nhiều và phát triển mạnh nhất theo xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.
Sinh viên học tập chuyên ngành này sẽ hiểu được cách thức hoạt động của sự kết nối toàn cầu. Từ đó tham gia sâu vào kinh doanh các chuỗi sản phẩm toàn cầu.
Việt Nam là quốc gia đang rất muốn tham gia sâu vào chuỗi này trên thế giới. Khi theo học chuyên ngành này sinh viên sẽ được tìm hiểu chuyên sâu về văn hóa, kinh tế, chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới.
4.2. Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là chuyên ngành kinh doanh đã phát triển từ lâu. Đây là ngành học mang đến lý thuyết và thực hành tạo dựng chiến lược và chính sách để doanh nghiệp có thể thành công.
Sinh viên không chỉ hiểu được các lãnh đạo và vận hành doanh nghiệp. Sự nhạy cảm và thích ứng để xác định thay đổi, chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng mới là điều quan trọng của chuyên ngành ngày.
4. 3. Marketing
Học kinh doanh mà thiếu chuyên ngành marketing quả là thiếu sót. Đây là quá trình liên quan đến truyền bá thông điệp hiệu quả nhất để nâng tầm doanh nghiệp trong kinh doanh.
Khi học chuyên ngành này, sinh viên được phát triển các kỹ năng tiếp thị, bán hàng. Ngoài ra còn được thực hành các nội dung Marketing số sẽ là xu hướng chính chiếm sóng hoạt động Marketing trong tương lai.
4. 4. Kế toán
Chuyên ngành Kế nằm trong ngành tài chính, kinh tế trong ngành kinh doanh. Học tập chuyên ngành này từ lâu là lựa chọn của nhiều sinh viên. Bởi các kiến thức về đầu tư, tài chính luôn rất quan trọng.
Chuyên ngành này trong ngành kinh doanh còn cung cấp thêm các kỹ năng để xem xét quyết định đầu tư dự báo và quyết định tài chính. Sinh viên biết cách sử dụng dòng tiền để có hiệu quả cao nhất.
Không chỉ học kế toán đơn thuần, một nhà phân tích tài chính có thể được phát triển trên nền tảng chuyên ngành này.
4.5. Logistics
Logistics trong kinh doanh đang phát triển nở rộ theo xu thế toàn cầu hóa. Chuyên ngành này sẽ cho các bạn thấy cách các nhà cung cấp và nhà sản xuất hợp tác để đưa ra sản phẩm.
Các bạn sẽ hiểu hơn về tư duy phát triển, các liên kết mọi lĩnh vực trong nền kinh tế với nhau. Xây dựng mối quan hệ và giao tiếp cũng như biết được công nghệ đang áp dụng vào cuộc sống đó là lợi ích mà Logistics đem lại.
4.6. Quản lý dự án
Quản lý dự án trong ngành kinh doanh không đơn thuần là dự án xây dựng hay dự án giao thông. Đó là các dự án kinh doanh trong phát triển kinh tế. Sinh viên sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc để quản lý trong ngành kinh doanh nói chung. Ngoài ra đó còn là quản lý tất cả các loại hình dự án trong nhiều ngành công nghiệp.
4. 7. Kinh doanh cơ bản
Học chuyên ngành kinh doanh cơ bản đó chính là mua và bán thông thường. Các bạn sẽ được trang bị kiến thức để khởi nghiệp trong kinh doanh, tiếp cận khách hàng, chiến lược marketing. Mọi thứ dù không chuyên sâu, nhưng đủ để các bạn xây dựng sự nghiệp riêng cho bản thân.
4.8. Hệ thống thông tin trong ngành kinh doanh
Chuyên ngành hệ thống thông tin sẽ giúp người học phân tích và kiểm soát được doanh nghiệp. Thông tin trong thời kỳ này cực kỳ quan trọng, nó có thể đưa doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh và ngược lại.
Mạng lưới thông tin trong doanh nghiệp hiện tại không thể thiết với các doanh nghiệp lớn. Vì thế, cơ hội để chuyên ngành này phát triển trong ngành kinh doanh còn nhiều.
4. 9. Kinh tế
Chuyên ngành quan trọng bậc nhất trong ngành kinh doanh. Nó bao hàm một nội dung rất lớn từ kinh tế vĩ mô cho đến vi mô. Học chuyên ngành này còn có thể phân ra nhiều các ngách nhỏ khác của nền kinh tế. Học chuyên ngành kinh tế đó còn là kiến thức về các chính sách, tài chính, thương mại, các lĩnh vực kinh doanh,…
4.10. Tài chính
Giống với kinh tế, chuyên ngành tài chính trong kinh doanh cũng bao hàm nội dung rộng. Các bạn học chuyên ngành này có thể hiểu các dự báo tài chính và xác định và định hướng doanh nghiệp.
Với chuyên ngành Tài chính các bạn cũng có thể tiếp cận các chuyên ngành khác như: Kinh tế, Quản lý Tài chính, Đầu tư tài chính và Tài chính Quốc tế.
Các chuyên ngành của ngành kinh doanh rất phong phú trên đây được nêu ra. Các bạn có thể thấy nó ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống và tạo được sức hút rất lớn.
Có thể nói ngành kinh doanh được đào tạo khá đặc biệt. Các trường đào tạo về chuyên ngành này sẽ chú trọng đào tạo các kỹ năng về kinh tế, quản trị, tiếng Anh… Vì thế chắc chắn sinh viên học ngành này sẽ có tương lai rất rộng mở.
Hy vọng bài viết giới thiệu về ngành kinh doanh này của Hotroduhoc.org đã tạo được cho các bạn một định hướng mới. Biết đâu, ngành kinh doanh sẽ gắn bó với bạn của cuộc đời.