Nghề phi công và những thông tin liên quan bạn cần biết 

Nghề phi công có thể nói là một nghề hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ bạn cũng là nghề không phổ biến vì chỉ phù hợp với số lượng rất ít người. Do tính đặc thù của nghề và tiêu chuẩn khá cao nên đây là ngành có rất nhiều thông tin cần giải đáp. Cùng Hotroduhoc.org khám phá những thông tin liên quan đến nghề học này để các bạn tham khảo nhé.

1. Điều kiện để có thể học nghề phi công 

Để tham gia chương trình học nghề phi công, người dự tuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe, tiêu chuẩn về bệnh lý, lý lịch tư pháp. Tất cả đều là các thông tin chi tiết và kỹ càng được nêu ra dưới đây:

  • Tiêu chuẩn là công dân của nước CHXHCN Việt Nam

  • Trình độ: Tốt nghiệp THPT trở lên

  • Trình độ tiếng Anh: TOEIC 550 trở lên và còn hiệu lực hoặc các chứng chỉ tương đương.

  • Tuổi đời (tính theo năm sinh): Nằm trong độ tuổi từ 18 đến 33

Để tham gia chương trình học nghề phi công, người dự tuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn khác nhau (ảnh: internet)
Để tham gia chương trình học nghề phi công, người dự tuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn khác nhau (ảnh: internet)
  • Chiều cao nam cao từ 1m65 và yêu cầu với nữ là từ 1m60

  • Cân nặng yêu cầu với nam giới tối thiểu từ 54kg trở lên, yêu cầuđối với nữ giới từ 48 kg trở lên

  • Ngoại hình cân đối, ưa nhìn và đặc biệt là không được có khuyết tật.

  • Giao tiếp tốt, mạnh dạn, tự tin, nói và viết tiếng Việt lưu loát, không bị nói ngọng hoặc nói lắp.

  • Đạt tiêu chuẩn sức khỏe đối với phi công dân dụng theo quy chuẩn của cục hàng không Việt Nam.

  • Không có tiền án, tiền sự.

2. Học nghề phi công có các môn học gì? 

Để học nghề phi công, học viên cần tham gia khóa học phi công tại cơ sở huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam thành lập. Học viên tham gia học nghề phi công được đào tạo tại các khóa ngắn hạn. Nếu được tuyển vào trường phi công, người học sẽ được Huấn luyện cơ bản, huấn luyện lý thuyết nâng cao cùng nhiều kỹ thuật huấn luyện bay và an toàn bay khác.

Các chương trình đào tạo chủ yếu sẽ  được chia làm 3 giai đoạn bao gồm huấn luyện lý thuyết ATP dài 24 tuần (trong nước). Sau đó sinh viên sẽ được chuyển qua huấn luyện bay dài 44 – 52 tuần (ở Mỹ, Australia, New Zealand, châu Âu). Cuối cùng là huấn luyện phối hợp tổ bay MCC dài 3 tuần (trong nước).

3. Nghề phi công thì học trường nào?

Hiện tại ở Việt Nam đã có các cơ sở đào tạo được cấp chứng chỉ cho phép đào tạo nghề phi công của cục hàng không Việt Nam. Trong đó, nếu các bạn muốn tham gia học ngành này sẽ đến với các cơ sở đào tạo sau:

3.1. Trường Phi công Bay Việt (Viet Flight Training)

Học nghề phi công ở Viet Flight Training là đơn vị uy tín, chất lượng cao hàng đầu trong nước. Địa chỉ này được thành lập bởi Vietnam Airlines và đang cung cấp lượng lớn phi công cho hàng không Việt Nam từ năm 2008.

Học phí đào tạo cho học viên phi công cơ bản tại trường Bay Việt khoảng 1,8 tỷ đồng trong khoảng thời gian 18-20 tháng. Giai đoạn huấn luyện bay ở nước ngoài chiếm nhiều chi phí nhất khoảng 57.000 USD-65.000 USD (1,3-1,6 tỷ đồng).

Học phí của giai đoạn huấn luyện lý thuyết là 134 triệu đồng và phối hợp tổ bay khoảng từ 99 triệu đồng. Nhưng đây chỉ là các con số lý tưởng trong trường hợp quá trình học của học viên suôn sẻ.

3.2. Trường đào tạo nhân lực của ngành hàng không

Đây là trường đào tạo nghề phi công thuộc tập đoàn Vingroup thành lập. Tổng chi phí đào tạo học viên của trường là 120.000 USD và đào tạo trong vòng 26 tháng tương đương gần 2,8 tỷ đồng.

Theo đại diện của đơn vị thì đây là chương trình phi lợi nhuận,  tất cả các học viên sẽ được ngân hàng cho vay tới 75% học phí. Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup sẽ đứng ra bảo lãnh với ngân hàng cho các đối tượng khó khăn và sẽ được hỗ trợ kinh phí lên đến 50.000 USD/học viên trong quá trình học tập.

Trường đào tạo nghề phi công có một vài cơ sở tại Việt Nam (ảnh: internet)
Trường đào tạo nghề phi công có một vài cơ sở tại Việt Nam (ảnh: internet)

3.3. Công ty hàng không Tre Việt (Bamboo Airway)

Được cấp giấy chứng nhận đào tạo phi công từ cục hàng không nên Bamboo Airways phối hợp với một số trường đào tạo phi công nước ngoài ể tuyển dụng và đào tạo phi công người Việt. Các chi phí đào tạo nghề phi công vào khoảng 50 – 100 nghìn USD tuỳ khoá học.

3.4. Stanford Aviation international Company (SAIC)

Đây cũng là trung tâm đào tạo phi công có sự liên kết của nước ngoài. ROYALE FLIGHT TRAINING (Philippines) đang đảm nhận liên kết và được được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép hoạt động. Học phí một khoá huấn luyện phi công cơ bản khoảng 72.000 USD (Khoảng 1,7 tỷ đồng).

3.5. Các trường không quân trong quân sự 

Các địa chỉ đào tạo phi công trong quân sự có ở Hà Nội và Nha Trang, các bạn có thể tham khảo. Vì phi công quân sự sẽ có các tiêu chuẩn và điều kiện khác biệt so với phi công dân sự nên chúng tôi sẽ không cập nhật thông tin tại đây.

4. Những điều cấm kỵ đối với nghề phi công 

Thực tế nghề phi công chẳng sung sướng và màu hồng như mọi người thường đánh giá. Đúng là mức lương của ngành nghề này so với mặt bằng chung ở nước ta là rất cao.

Tuy nhiên do đặc thù công việc phải chịu trách nhiệm phục vụ rất nhiều người. Vì thế họ sẽ phải tuân thủ theo nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt trong quá trình làm nghề phi công này. Một số điều cấm kỵ đối với ngành nghề này bạn có thể tham khảo:

– Không tỏ ra mệt mỏi, uể ỏi trước mặt hành khách và như vậy thì tư thế đứng phải luôn thẳng, khuôn mặt luôn rạng ngời và tươi cười.

– Không được phép xịt nước hoa quá nồng hoặc nặng mùi, bởi sẽ gây ảnh hưởng đến hành khách lẫn phi hành đoàn trong quá trình bay.

– Dù có gấp gáp cỡ nào đi chăng nữa thì cũng chỉ được bước trên máy bay mà không được chạy.

– Ăn/uống trước mặt hành khách là một điều cấm kỵ đó là điều thể hiện người thiếu tác phong.

– Không giống như ở nhà hàng, trên máy bay các tiếp viên và cả các phi công sẽ không được phép nhận tiền tip từ hành khách bay dù bất cứ trường hợp nào. Bởi trong mắt khách hàng thì phi công là những người hết sức ấn tượng và tử tế.

5. Nghề phi công Việt Nam và các lầm tưởng

Có rất nhiều người không hiểu về nghề phi công và có nhiều lầm tưởng. Dù sao thì đây cũng là nghề không thông dụng, chỉ phù hợp với số ít người có thể theo học. Vì thế lượng thông tin cũng khá ít ỏi để mọi người có thể tham khảo. Dưới đây sẽ là tổng hợp các lầm tưởng mà nhiều người hay gặp phải nhất với nghề phi công.

5. 1. Nghề phi công toàn “con ông cháu cha”

Cứ nhắc đến học làm nghề phi công thì nhiều người sẽ hỏi ngay nhà có người làm trong ngành hay sao mà lại theo học phi công? Sự thật thì không phải cứ có người nhà làm trong ngành là sẽ được ưu tiên hơn so với các bạn khác.

Bởi các điều kiện để trở thành phi công kể trên không phải ai cũng đáp ứng được và đây là ngành nghề không được phép dùng tình cảm trong công việc. Bởi nghề phi công sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của hàng trăm ngàn hành khách khác.

Có người nhà làm trong ngành thực sự chỉ giúp bạn tiếp cận thông tin để đến với nghề nhanh hơn mà thôi. Cũng có rất nhiều người chỉ cảm thấy họ đam mê và “tay ngang” chuyển sang học làm phi công cũng có thể trở thành phi công.

5.2. Học xong đại học mới được học nghề phi công

Một điều bất ngờ mà có thể bạn chưa biết đó là chỉ cần tốt nghiệp phổ thông là bạn có thể ứng tuyển học nghề phi công như tham gia học đại học vậy. Không bắt buộc bạn phải có bằng đại học mới được học đâu nhé.

Thế nhưng nếu muốn vươn lên xa hơn như các vị trí huấn luyện… thì vẫn cần một tấm bằng đại học sau đó các bạn mới có thể làm hồ sơ để học nâng cao hơn.

5.3. Nghề phi công chỉ ưu tiên nam giới

Đừng để hình ảnh các “soái ca” trên những tấm poster quen thuộc của hàng không mà đánh giá bởi chỉ cần cao trên 1m60, tuổi đời trong khoảng 18-35, đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 1 theo quy định của cục hàng không Việt Nam.

Thì dù bạn là nữ giới hãy ứng tuyển để lái những chú chim sắt bay khắp bốn bể. Trường đào tạo phi công luôn tiếp nhận nếu bạn đủ điều kiện và không phải chỉ ưu tiên nam giới đâu nhé.

Những để đạt được các tiêu chuẩn thì đúng là nữ giới sẽ khó hơn nhiều so với các bạn nam. Vì thế nữ phí công tất nhiên ít hơn so với nam phi công và chủ yếu là vấn đề sức khỏe, bản linh mà thôi.

Dù bạn là nữ giới cũng có thể tuyển để lái những chú chim sắt bay khắp bốn bể (ảnh: internet)
Dù bạn là nữ giới cũng có thể tuyển để lái những chú chim sắt bay khắp bốn bể (ảnh: internet)

5.4. Phi công không bắt buộc giỏi ngoại ngữ 

Câu trả lời là bạn đã sai nếu nghĩ như vậy bởi tiêu chuẩn đầu tiên để đào tạo phi công là phải có chứng chỉ ngoại ngữ đủ tiêu chuẩn. Bởi tiếng Anh sẽ giúp bạn đến với các sân bay quốc tế được thuận lợi.

Thêm vào đó, ngoại ngữ mới có thể giúp các bạn bấm được các nút bấm trên máy bay được kí hiệu hoàn toàn bằng tiếng Anh. Hiện nay, yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào đối với học viên tham gia học phi công là 550 điểm TOEIC cùng các chứng chỉ tương đương các bạn nhé.

5.5. Phải sang nước ngoài mới học được nghề phi công 

Nếu bạn từng nghĩ “chỉ du học nước ngoài mới học được nghề phi công từ A-Z” thì bạn sai lầm to bởi các trường chúng tôi liệt kê phía trên hoàn toàn đủ điều kiện để đào tạo phi công.

Chỉ có điều các bạn phải sang các trường huấn luyện lái ở nước ngoài mà thôi. Còn nếu với phi công quân sự thì các bạn không cần phải ra nước ngoài mà ở Việt Nam hiện tại hoàn toàn đủ khả năng đào tạo.

Bất ngờ nếu bạn có mong muốn trở thành phi công ở các tỉnh phía Bắc thì hiện tại trường Phi công Bay Việt đang kết hợp cùng tổ chức giáo dục Ella Study Vietnam đã tổ chức cho các bạn trẻ chương trình trải nghiệm bay khắp bầu trời để thử nghiệm.

Bài viết chia sẻ về nghề phi công và các thông tin là mối quan tâm của rất nhiều người. Có nhiều câu hỏi đã được giải đáp và hy vọng đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của các bạn.

 

DMCA.com Protection Status