Việc làm công nghệ sinh học phù hợp với ai? Cơ hội nào ở thế kỷ 21? 

Việc làm công nghệ sinh học được dự đoán sẽ trở thành nghề nghiệp của tương lai. Tại sao lại có những khẳng định này? Vì sao công nghệ sinh học lại thu hút nhân sự đến vậy? 

Hotroduhoc.org với bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn. Việc làm công nghệ sinh học sẽ phù hợp với bạn hay không thì hãy đọc hết bài viết dưới đây sẽ rõ nhé. 

1. Khái niệm việc làm công nghệ sinh học 

Việc làm công nghệ sinh học là một nghề có liên quan đến các kỹ thuật hiện đại trong khoa học nghiên cứu sinh học. Trong đó cụ thể đó là các vi sinh vật, thực vật và cả động vật. Mục đích cuối cùng là để tạo ra những sản phẩm sinh học chất lượng cao. 

Công nghệ sinh học là (ảnh: internet).
Công nghệ sinh học là một nghề có liên quan đến các kỹ thuật hiện đại trong khoa học nghiên cứu sinh học (ảnh: internet).

2. Tính ứng dụng của công nghệ sinh học trong thực tế 

Đối với từng ngành và lĩnh vực thì tính ứng dụng của công nghệ sinh học lại khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, việc nghiên cứu sinh học đều hướng đến những nghiên cứu mới, tạo ra sự cải thiện của đời sống con người.Ở lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh. Mục đích để cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao năng suất vật nuôi đối với lĩnh vực chăn nuôi. 

Hay với trồng trọt trong nông nghiệp thì công nghệ sinh học nghiên cứu các giống cây trồng biến đổi gen. Điều này giúp tăng sức đề kháng, tăng năng suất của cây. Đối với lĩnh vực dược học, việc làm công nghệ sinh học sẽ giúp sản xuất vắc-xin để tăng cường khả năng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh nguy hiểm. 

Nghiên cứu đối với các chế phẩm sinh học giúp cho việc điều trị bệnh của con người tốt hơn. Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y học được quan tâm nhất chính là vấn đề dược liệu thiên nhiên. Công nghệ sinh học ngoài ra còn ứng dụng trong y học để hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị các bệnh có liên quan đến gen hay tế bào trong cơ thể. Hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả cũng như các bệnh lý mãn tính khác. 

Ngành công nghệ ứng dụng cao vào nông nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác (Ảnh: internet).
Ngành công nghệ ứng dụng cao vào nông nghiệp, y tế và nhiều lĩnh vực khác (Ảnh: internet).

Theo đánh giá, việc làm ngành công nghệ sinh học sẽ còn phát triển mạnh từ giờ tới năm 2025 và hơn thế nữa. Việt Nam sẽ là một trong các quốc gia có tốc độ tăng trưởng của ngành này ấn tượng nhất. Tại Việt Nam, hiện ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của chính phủ. Do đó, thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng. 

3. Cơ hội việc làm đối với ngành công nghệ sinh học 

Thế kỷ 21 sẽ mở ra trang sử mới cho công nghệ sinh học trên thế giới. Các nước đều muốn tập trung nguồn lực để phát triển ngành này bên cạnh kinh tế và kỹ thuật.Bởi các bạn biết rằng công nghệ sinh học là công nghệ hiện đại, nếu không cố gắng bắt kịp sẽ bị bỏ lại phía sau. Tại Việt Nam, như đã nói, chính phủ ưu tiên nguồn lực rất lớn để thúc đẩy ngành nghề này phát triển. 

Dự báo rằng, thị trường lao động Việt Nam sẽ cần hàng trăm nghìn lao động với đối với ngành công nghệ sinh học này.  Các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường,…chính là những ngành nghề sẽ thu hút nhiều nhân lực của ngành công nghệ sinh học nhất. 

Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp, trong chẩn đoán  điều trị các bệnh nguy hiểm…Góp phần vào phát triển kinh tế trong nước cũng như nâng cao đời sống người dân. 

4. Học công nghệ sinh học ra trường làm gì? 

Một thị trường việc làm mới phát triển của ngành công nghệ sinh học chắc chắn sẽ đang thiếu lao động và cần trong tương lai. Bởi các bạn biết rằng, càng phát triển sẽ càng có nhiều cái mới và khi đó sẽ cần đến lao động. 

Học công nghệ sinh học ra trường điều đầu tiên có thể khẳng định là chắc chắn cơ hội việc làm rộng mở. Điều thứ hai có thể khẳng định là mức đãi ngộ đối với ngành công nghệ sinh học sẽ rất cao. Việc làm có thể tham khảo đối với các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học có thể hướng đến như là: 

  • Giảng viên tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học 

Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học nếu các bạn có thêm đam mê nghiên cứu giảng dạy thì hoàn toàn có thể trở thành giảng viên Công nghệ sinh học ở các cơ sở giáo dục. 

Việc làm ngành công nghệ sinh học mở rộng với sinh viên (Ảnh: internet).
Việc làm ngành công nghệ sinh học mở rộng với sinh viên (Ảnh: internet).

Vì các bạn biết rằng đây là ngành mới, còn thiếu nhân lực trong đào tạo giảng dạy. Trước đây chưa từng có nhiều trường đào tạo về ngành này nhưng với sự phát triển của nó thì sẽ có nhiều trường thành lập khoa nghiên cứu sinh học hơn. 

  • Việc làm nghiên cứu viên bên trong những trung tâm nghiên cứu 

Các vị trí nghiên cứu tại các công ty dược phẩm tư nhân, công ty nghiên cứu sinh học. Hay ở Viện Sinh học nông nghiệp, học viện nông nghiệp, viện vệ sinh dịch tễ, viện di truyền,…

Đây đều là những nơi sẽ thỏa mãn đam mê của bạn đối với ngành nghiên cứu và chuyên ngành công nghệ sinh học. Nhân lực tại những cơ quan này chưa bao giờ là đủ, đặc biệt là những người có trình độ và đam mê. 

  • Phòng nghiên cứu sản phẩm của các công ty

Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu của các công ty, doanh nghiệp tư nhân phát triển rất mạnh. Việc tìm ra nguyên liệu mới, tìm ra sản phẩm mới chính là sự sống còn đối với các doanh nghiệp. 

Vì thế khi ra trường có bằng tốt nghiệp công nghệ sinh học. Bạn hoàn toàn có thể trở thành chuyên viên phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân hoặc các đơn vị nhà nước. Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm luôn là nguồn sống của toàn bộ công ty. Đặc biệt là những đơn vị dược phẩm, y học hay nông nghiệp. Vì thế mức lương không cần phải suy nghĩ. 

  • Kỹ thuật viên xét nghiệm 

Nơi làm việc sẽ là  các phòng thí nghiệm tại trung tâm y tế hoặc bệnh viện. Các bệnh truyền nhiễm bây giờ ngày càng nhiều. Vì thế việc xét nghiệm tại bệnh viện gần như diễn ra hàng ngày và liên tục. 

Tại các phòng kiểm nghiệm hay thí nghiệm chắc chắn lúc nào cũng thiếu nhân lực làm việc. Vì thế cơ hội việc làm với mức lương không tưởng ở các phòng thí nghiệm rất rộng mở. Ngoài các công việc trên đây với việc làm ngành công nghệ sinh học. Các bạn sinh viên ra trường còn nhận được nhiều cơ hội việc làm khác đến từ đơn vị tư nhân hoặc nhà nước cần đến nhân lực để nghiên cứu vũ khí hiện đại hoặc các chương trình nghiên cứu tầm cỡ khác. 

5. Việc làm công nghệ sinh học phù hợp với những ai? 

Việc làm công nghệ sinh học là ngành chuyên sâu và có tính học thuật cao. Vì thế điều đầu tiên ở đây các bạn nên có trước khi học đó phải là đam mê. Vì đam mê nghiên cứu mới giúp bạn trở thành lao động trong ngành công nghệ sinh học được. Ngoài ra bạn còn phải thích khám phá những điều mới mẻ xung quanh ta. Đặc biệt có sở thích với con người, động vật, thích vật. Để nghiên cứu khám phá những thứ đó. 

Đơn giản hơn, nếu bạn có “máu” kinh doanh thì công nghệ sinh học sẽ là lĩnh vực mà bạn khởi nghiệp. Những kiến thức cần thiết về quản lý, về công nghệ sinh học cơ bản lúc này lại cần thiết. Bạn thích làm việc trong văn phòng, trong các phòng thí nghiệm. Thích các thí nghiệm hóa học liên quan đến sự vật hiện tượng quanh ta. Lúc đó bạn mới có thể tham gia vào việc làm công nghệ sinh học.

Như vậy, việc làm ngành công nghệ Sinh học phù hợp với khá nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Nhưng hãy cần nhắc trước khi đưa ra lựa chọn nghề nghiệp nhé. Hãy xem bạn có đủ đam mê và nhiệt huyết hay không trước đã. Vì để tham gia việc làm ngành công nghệ sinh học, sự quay lại việc khác sẽ rất khó khăn. 

 

 

DMCA.com Protection Status