Kinh nghiệm du học New Zealand trước khi bước sang học tập tại quốc đảo xinh đẹp này! Để có một chuyến học tập thành công tại đất nước New Zealand xinh đẹp, thì việc tìm hiểu thêm về những kinh nghiệm du học sẽ không bao giờ là thừa thãi. Vậy nên hãy cùng theo dõi bài chia sẻ từ một du học sinh NZ trong quá trình học tập tại đây nhé!
Mục lục bài viết
Những kinh nghiệm du học New Zealand
Ấn tượng đầu tiên mà Auckland sẽ để lại trong bạn là người Châu Á, cụ thể là Trung Quốc, đông vô kể. Đừng ngạc nhiên: chính sách nhập cư mở cửa đang ngày càng đưa NZ xa Vương Quốc Anh và ngày càng gần với Châu Á hơn.
Kinh nghiệm du học New Zealand cho du học sinh
Mà không chỉ có Trung Quốc đâu, NZ cũng chào đón hàng chục dân tộc khác đến làm việc và sinh sống: trên đường phố Auckland, bạn có thể nghe thấy các cuộc trò chuyện bằng đủ thứ tiếng, trong đó chỉ khoảng một nửa là bằng tiếng Anh.
Có thể bạn đã nghe nhàm tai cụm từ “thân thiện” mỗi khi được giới thiệu về một đất nước, nhưng sự thật là sẽ không có bất kì một cách nào chuẩn xác hơn để miêu tả về người dân nơi đây. Chỉ mới hôm trước thôi, mình gặp một ông già tầm 60 tuổi ngồi trước cổng siêu thị. Khi mình mỉm cười chào, khuôn mặt nhăn nheo của ông bỗng dãn ra, kèm theo đó là câu nói “Ồ, chào người anh em” kèm theo một vài từ lóng của người bản xứ.
Môi trường an toàn – Kinh nghiệm du học New Zealand
Chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy bị cô lập khi ở đây đâu! Kinh nghiệm du học New Zealand rất an toàn. Bạn có thể an tâm ra ngoài đường vào buổi tối mà không cần phải lo lắng về việc bị một nhóm người vây lấy “mượn đồ đạc”. Thực tế, mặc dù mình sống ở Auckland – thành phố đông đúc nhất NZ, nhưng mình mới chỉ thấy cảnh sát đúng một lần, đó là khi họ … chụp ảnh với mấy nữ du học sinh Việt Nam trong một buổi tiệc!
Đừng quên kem chống nắng
Có lẽ điểm trừ duy nhất của NZ là nắng ở đây chứa rất nhiều tia UV có hại cho da. Vậy nên vật bất li thân của nhiều người ở đây là những tuýp kem chống nắng.
“Liệu đồ ăn bên đó có hợp khẩu vị với mình không?” – là thắc mắc hàng đầu của du học sinh các nước trước khi sang môi trường mới.
Có rất nhiều người Trung Quốc ở NZ, kéo theo đó là các cửa hàng ăn mang hương vị Trung Hoa. Văn hoá ẩm thực của họ chắc chắn là khá thân quen với người Việt Nam chúng ta rồi, giá cả lại không hề đắt. Nếu như bạn muốn “đổi gió” thì cũng sẽ có hàng tá quán ăn từ đủ mọi nền văn hoá để lựa chọn, đất nước đa sắc tộc mà.
Món phở Việt giữa lòng New Zealand
Có một điểm thú vị nho nhỏ trong kinh nghiệm du học New Zealand là trước mỗi quán ăn ở NZ đều dán tấm biển, trên đó in các chữ cái A,B,C … màu xanh. Chúng lànhững chứng chỉ về độ an toàn vệ sinh thực phẩm của khu bếp nhà hàng: A là mức độ cao nhất, rồi đến B, C … – một sự hỗ trợ tuyệt vời cho mìnhkhi quyết định nơi ăn trưa!
Thứ duy nhất cần phàn nàn về nền ẩm thực ở đây là snack, dường như chúng chỉ để cho người NZ ăn vậy. Lần gần đây nhất mình mở một gói có vị ngô, tay bạn cùng phòng người Hàn Quốc có phán rằng mùi vị của nó không khác gì bột giặt.Vậy mà cùng một loại snack, bằng một cách thần kì nào đó, những học sinh bản xứ lại luôn mồm khen ngon!
Đi lại ở New Zealand – Kinh nghiệm du học New Zealand
Auckland có một mạng lưới các phương tiện giao thông công cộng rất phát triển, tiện lợi cho việc di chuyển.Bạn sẽ không cần lo về việc phải chen chúc: ở thành phố chỉ có 1,5 triệu dân này, mình chưa bao giờ thấy các ghế ngồi được dùng hết toàn bộ. Nếu như bạn cần phải di chuyển nhiều, thì chắc chắn việc làm một chiếc thẻ “AT” sẽ là một ý tưởng hay: dùng nó để mua vé thay cho tiền mặt và bạn đã nhận được một khoản giảm giá nho nhỏ rồi.
Khi xuống xe buýt, có một việc tối kị bạn phải tránh đó là không cảm ơn bác tài xế. Cho dù có vội đến đâu cũng đừng quên câu “Thank you”: nó gần như một quy tắc không lời vậy. Quả là một đất nước thân thiện đúng không nào?
>>> Xem thêm về Cách chọn trường du học New Zealand chi phí thấp
Giao thông của NZ rất trật tự và ngăn nắp. Ở nhiều ngã tư, đừng ngạc nhiên nếu bạn chỉ thấy những vạch sơn trắng bắc ngang mà không lấy một có cột đèn giao thông. Đây là khu vực để người đi bộ băng qua đường: khi thấy có bạn đi qua, các tài xế sẽ tự động dừng xe.
Một lần tham quan thành phố cùng với các bạn Nhật và Trung Quốc
Tuy văn minh như vậy, nhưng không phải là việc di chuyển ở NZ không có những hạt sạn. Các anh tài xế taxi ở đây cũng có thói quen “biến hoá tiền thừa” nếu như biết bạn không phải là người bản xứ.
Tốt nhất, nếu như người lái xe taxi của bạn không mặc vest thì bạn đừng nên để lộ rằng mình là người Việt trong suốt chuyến đi; hoặc nếu như có chót mở mồm thì cũng hãy dành chút thời gian để kiểm tra lại tiền thối từ tài xế ở cuối hành trình.
Vấn đề nào được nhiều người quan tâm nhất?
Cả nền giáo dục của NZ có thể tóm gọn trong câu nói này từ thầy dạy kinh tế của mình: “Trước đây, giáo viên là tài xế và học sinh là hành khách; bây giờ học sinh sẽ tự lái chính con đường học hành của mình, giáo viên chỉ là phụ xe hỗ trợ mà thôi.”
Nếu như bạn đến và tìm kiếm một môi trường mà giáo viên “bơm” cho học sinh hàng tá kiến thức, thì hãy lên mạng và tìm kiếm chuyến bay tiếp theo về Việt Nam đi.
Ở New Zealand, tự học là chính – Kinh nghiệm du học New Zealand
Bạn sẽ cần phải tìm tòi kiến thức, nguyên liệu cho việc học hành của mình rất nhiều; những ngày chủ nhật chỉ dành để đọc hết gần chục cuốn sách đểtìm tài liệu cho một bài luận vănđã trở thành quen thuộc với mình từ lâu.
Vất vả là vậy, nhưng mình không đơn độc: xung quanh mình luôn cócác thầy, cô giáo – những người “phụ xe” tuyệt vời sẵn sàng giúp đỡ. Đó là còn chưa kể, các thư viện, từ của thành phố cho đến mỗi trường học, ở NZ đều hiện đại và sạch sẽ.
Hãy làm quen và học tập cùng bạn bè sẽ tốt hơn!
Một ngày nắng đẹp, bước qua cánh cửa của thư viện địa phương, nhìn những bà thủ thư già nở nụ cuời niềm nở chào đón thì ai chả thấy muốn ngồi xuống và giở một quyển sách ra đúng không nào!
Một góc của thư viện bé xíu ở trường
Đối với học sinh quốc tế, chính phủ New Zealand luôn dành cho những sự quan tâm đặc biệt. Ở mỗi phòng học của trường mình luôn có dán một tấm bản “Hướng dẫn về quy trình khiếu nại” dành riêng cho học sinh quốc tế.
Ở cuối mỗi tấm bảng luôn luôn là câu “Nếu vấn đề vẫn không được giải quyết, bạn hoàn toàn có thể gọi điện nói chuyện trực tiếp với Phòng sinh viên quốc tế, bộ giáo dục NZ bất cứ lúc nào.” Vậy là có thể thấy sinh viên quốc tế được chăm sóc tốt như thế nào rồi!
Một số lưu ý nhỏ để có một cuộc sống vui vẻ ở New Zealand – Kinh nghiệm du học New Zealand
– Ổ điện của NZ có ba chạc cắm, chứ không phải hai như ở Việt Nam; bạn nên mua đồ chuyển chấu trước khi sang (kinh nghiệm cho du học sinh NZ)
– Cước phí 3G ở NZ rất đắt (cả đất nước nằm giữa biển khơi mà). Tốt nhất bạn không nên sử dụng những gói 3G của các công ti lớn , mà nên tìm đến những công ti bé hơn với mức giá cạnh tranh hơn.
– Biệt danh của người NZ là “Kiwi”, bạn sẽ nghe thấy từ này nhiều hơn là “New Zealander”. “Kiwi” ở đây nói đến loài chim Kiwi đặc trưng của hòn đảo, chứ không phải thứ quả chúng ta vẫn ăn đâu, đừng hiểu nhầm!
– Mặc dù các cuốn sổ tay hay tờ rơi du lịch có thể nói rằng gần như tất cả các hoạt động mua sắm tại New Zealand được thanh toán bằng thẻ ngân hàng, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên giữ một chút tiền mặt bên mình. Lí do? Các của hàng nhỏ lẻ ở NZ hầu hết đều không chấp nhận dùng thẻ, mà chắc chắn bạn sẽ không vào một siêu thị lớn chỉ để mua một cây kẹo mút đúng không?
Tại New Zealand, rugby là môn thể thao vua
– Và cuối cùng, trước khi sang, bạn nên tìm hiểu về rugby – môn thể thao vua ở đây. Gần như ở bất kì đâu, tại bất cứ thời điểm nào, bạn cũng có thể bắt gặp một tấm biển hay một người dân đang say sưa nói về All Blacks, đội tuyển rugby New Zealand, niềm tự hào của cả dân tộc. Để miêu tả tầm quan trọng của môn thể thao này, mình xin mượn câu nói đọc được trên mạng: “Với người Kiwi, rugby không phải là một môn thể thao. Nó là cả một tôn giáo”.
Nguồn: Vietnamnet.vn