Hơn 1000 sinh viên sẽ trở lại New Zealand học tập vào năm 2021

Ngày 14/1, Chính phủ New Zealand thông báo quyết định cho phép thêm 1.000 sinh viên quốc tế bậc đại học và sau đại học quay trở lại New Zealand học tập. Đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện cam kết của New Zealand đối với giáo dục quốc tế, cũng như hỗ trợ cho sinh viên (SV) quốc tế hoàn tất việc học tại nước này.

New Zealand đưa ra chính sách cho sinh viên quốc tế trở lại học tập

Đây là lần thứ hai New Zealand đưa ra chương trình miễn trừ đặc biệt dành riêng cho SV quốc tế trong bối cảnh New Zealand vẫn đang đóng cửa biên giới. Trước đó, chính phủ cũng đã cho phép 250 nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ và sinh viên cao học quay trở lại New Zealand. Hiện các sinh viên này đang chờ hoàn tất thủ tục cấp thị thực.

Ông Grant McPherson, Tổng Giám đốc Điều hành Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), cho biết giáo dục quốc tế mang đến lợi ích ở nhiều phương diện khác nhau cho đất nước này. Theo đó, việc cho phép và triển khai cẩn trọng những nhóm nhỏ SV quốc tế từng bước quay trở lại New Zealand là một phần trong kế hoạch Phục hồi Giáo dục Quốc tế của chính phủ.

“New Zealand luôn chào đón sự đa dạng về văn hoá, sự mới mẻ trong tư duy mà SV quốc tế mang đến cho chúng tôi, từ trong lớp học, ở tại giảng đường, cho đến cộng đồng nơi các bạn sống. Mặt khác, uy tín của giáo dục New Zealand trong việc hướng đến trang bị kỹ năng cho tương lai cho người học ngày càng phát huy lợi thế và cần thiết hơn bao giờ hết để hỗ trợ cho người học ứng phó với những ảnh hưởng của các xu hướng và biến động toàn cầu đang tái định hình lại sự phát triển của thế giới mà chúng ta sinh sống – chẳng hạn như đại dịch Covid-19 hiện nay.”

hoc-sinh-tro-lai-new-zealand-hoc-tap

Sinh viên quốc tế được chào đón, hỗ trợ và đảm bảo an toàn khi theo học tại New Zealand

Sinh viên quốc tế đáp ứng các yêu cầu của chương trình miễn trừ lần này sẽ được tiếp tục việc học ở các trường đại học, học viện kỹ nghệ, các trường cao đẳng và trung tâm đào tạo tư thục của New Zealand. Các SV sẽ nhập cảnh New Zealand theo từng giai đoạn để đảm bảo khâu cách ly khi nhập cảnh được quản lý tốt.

Các trường New Zealand sẽ là đơn vị xác định và đề cử những hồ sơ sinh viên đáp ứng đủ tiêu chí để quay lại trường học trong giai đoạn này. Sinh viên không cần phải đăng ký chỗ trước.

Hồ sơ hợp lệ phải là sinh viên quốc tế đã hoặc đang có thị thực còn hiệu lực theo học trong năm 2020, đã theo học tại New Zealand trong năm 2019 hoặc 2020, và sẽ cần quay lại để hoàn tất việc học của mình với trường đang theo học.

“Thông báo này không chỉ là cam kết của chính phủ đối với mảng giáo dục quốc tế, mà còn thể hiện trách nhiệm của đất nước Kiwi đối với các sinh viên quốc tế đang bị gián đoạn việc học bởi dịch bệnh. Đây là bước tiến triển rất thuận lợi, và chúng tôi mong được chào đón nhiều hơn nữa các sinh viên quốc tế quay lại học tập tại New Zealand khi điều kiện cho phép”, ông Grant McPherson cho biết thêm.

Tất cả sinh viên quốc tế khi quay trở lại New Zealand đều phải tuân thủ những yêu cầu về sức khỏe và an toàn trong bối cảnh Covid-19, bao gồm yêu cầu cách ly 14 ngày tại các cơ sở cách ly kiểm dịch khi nhập cảnh.

tu van du hoc new zealand

Xem thêm tại: https://hotroduhoc.org/tu-van-du-hoc-new-zealand/

New Zealand cũng triển khai nhiều chương trình giáo dục dành cho sinh viên Việt Nam

Trong lúc chờ biên giới mở cửa, New Zealand cũng triển khai nhiều sáng kiến giáo dục, mang đến các lựa chọn khác nhau cho học sinh Việt Nam quan tâm đến giáo dục New Zealand. Trong đó bao gồm các chương trình triển khai ngay tại Việt Nam để học sinh, sinh viên có thể chuẩn bị sớm cho lộ trình du học New Zealand.

Tính đến cuối năm 2019, có 3.040 HSSV Việt Nam theo học tại New Zealand, tăng 10% so với cùng kì năm trước. Trong đó, 35% sinh viên Việt Nam lựa chọn theo học tại các trường đại học New Zealand, phân bổ nhiều nhất ở các nhóm ngành như: Kinh doanh & Quản lý (Business & Management), Ngôn ngữ & Văn học (Language & Literature), Kinh doanh & Marketing (Sales & Marketing), Kế toán (Accountancy), Khoa học Máy tính (Computer Science), và Hệ thống Thông tin (Information Systems).

Nguồn: phunungaynay.vn

DMCA.com Protection Status