Thời gian giới nghiêm ở Pháp gia tăng thêm

Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Pháp quyết định gia tăng thời gian giới nghiêm ở Pháp từ 18 giờ từ ngày 16-1. Việc kiểm soát biên giới cũng sẽ được tăng cường đối với những người đến từ các nước ngoài khu vực EU, chỉ cho nhập cảnh nếu có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.

thủ tướng pháp thông báo việc gia tăng thời gian giới nghiêm ở Pháp từ 18 giờ từ ngày 16-1

Giải thích lý do thời gian giới nghiêm ở Pháp gia tăng thêm

Phát biểu trong cuộc họp báo tối 14-1, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết, dịch bệnh không bùng phát nghiêm trọng sau đợt nghỉ lễ cuối năm và vẫn trong tầm kiểm soát. Dù vậy tình hình hiện nay còn rất đáng lo ngại vì tỷ lệ lây nhiễm chưa suy giảm. Các biến thể mới chưa lây lan mạnh nhưng có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Vì vậy, chính phủ buộc phải “làm mọi cách” để ngăn chặn sự lây lan của các biến thế mới được phát hiện ở Anh và Nam Phi.

Theo đó, lệnh giới nghiêm toàn quốc sẽ có hiệu lực từ 18 giờ so 20 giờ như hiện nay và kéo dài ít nhất 15 ngày. Trước đó, lệnh giới nghiêm từ 18 giờ đã được áp đặt tại 25 tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong tổng số 95 tỉnh ở Pháp. Mục đích là để tăng cường tối đa giãn cách xã hội.

Thủ tướng Jean Castex cho biết, số ca nhiễm mới trong những ngày đầu tháng 1 ở những tỉnh áp đặt lệnh giới nghiêm từ 18 giờ đã giảm so tháng trước. Nhưng hẳng ngày vẫn có khoảng 16 nghìn ca nhiễm mới và dịch đang lây lan mạnh khắp cả nước. Vì vậy việc tăng thời gian giới nghiêm là biện pháp ngăn ngừa cần thiết.

Kể ngày 16-1, việc di chuyển sẽ bị cấm từ 18 giờ, trừ trường có lý do chính đáng như đi làm về hoặc đón trẻ em từ trường. Lệnh giới nghiêm mới cũng có hiệu lực đối với các công sở cũng như cửa hàng.

>>>Tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên thế giới gần 92 triệu người

Trong các biện pháp chống dịch mới được tăng cường có quy định đối với những người đến từ các nước ngoài khu vực EU. Thủ tướng Pháp cho biết: Chúng tôi sẽ thắt chặt việc nhập cảnh đối với công dân của những nước ngoài EU. Từ ngày 18-1, chỉ những người có kết quả xét nghiệm PCR âm tính mới được vào Pháp, phải cam kết tự cách ly trong vòng 7 ngày và sau đó phải đi xét nghiệm lần thứ 2.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran cho biết, các biện pháp cần thiết đã được triển khai nhằm hạn chế sự lây lan của các biến thể virus từ Anh và Nam Phi (bao gồm cả việc gia tăng thời gian giới nghiệm ở Pháp). Tỷ lệ nhiễm biến thể mới là 1-1,5% của 100 ca nhiễm. Mỗi ngày Pháp có 200-300 ca nhiễm có liên quan đến biến thể mới. Trong những ca nhiễm biến thể mới, có hai trường hợp nghiêm trọng ở vùng thủ đô và ở Nantes thuộc phía tây do nhiễm biến thể từ Nam Phi.

Đối với chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19, hơn 318 nghìn người đã được tiêm phòng lần thứ nhất tính tới ngày 14-1. Tới đầu tuần sau, có khoảng 700 trung tâm tiêm vaccine được mở trên toàn nước Pháp để tiếp nhận tất cả những người có nguy cơ cao. Vào cuối tháng 2, Pháp sẽ nhận số lượng vaccine đủ để tiêm phòng cho 2,5 triệu người.

Như vậy, Chính phủ Pháp chưa áp đặt lệnh phong tỏa lần thứ ba và không đóng cửa trường học như một số nước khác trong khu vực. Bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer cho biết, các biện pháp chống dịch sẽ được tăng cường tại trường học như xét nghiệm sàng lọc và sắp xếp lại nhà ăn, trong khi đó các hoạt động thể thao trong nhà và ngoại khóa sẽ tạm ngừng trong vài tuần. Còn sinh viên năm thứ nhất có thể đến trường theo từng nhóm từ ngày 25-1.

Việc tăng cường các biện pháp hạn chế cũng như thời gian giới nghiêm ở Pháp gia tăng sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ và du lịch như khách sạn, nhà hàng. Doanh thu của các cửa hàng cũng sẽ giảm vì phải đóng cửa toàn bộ vào lúc 18 giờ. Trước tình hình như vậy, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Bruno Le Maire cho biết, chính phủ cam kết tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp thất thu, đồng thời gia hạn bảo lãnh trả nợ thêm một năm nữa.

Ngày 14-1, Pháp ghi nhận hơn 21 nghìn ca nhiễm mới và 282 ca tử vong trong bệnh viện. Số người nhập viện cũng như ca bệnh nặng tiếp tục đà tăng trong suốt tuần này.

Nguồn: Báo Nhân Dân

DMCA.com Protection Status