Khoa học xã hội và nhân văn gồm những ngành nào và cơ hội việc làm ở thế kỷ 21

Khoa học xã hội và nhân văn là ngành nghiên cứu về các phương diện con người và xã hội. Sử dụng các phương pháp phân tích, lập luận, suy đoán, lịch sử,…để tiếp cận vấn đề. 

Bài viết này, hotroduhoc.org sẽ trả lời cho các bạn bên trong ngành khoa học xã hội và nhân văn gồm những ngành nào? Cơ hội việc làm của các ngành liên quan đến xã hội nhân văn ở năm 2022 và thời gian tới sẽ ra sao. Cùng theo dõi nhé. 

1. Khoa học xã hội và nhân văn gồm những ngành nào?

Báo chí – truyền thông

Công nghệ thông tin truyền thông nói chung và báo chí truyền thống nói riêng là một lĩnh vực bên trong ngành khoa học xã hội và nhân văn. Các bạn biết rằng, nhu cầu về thông tin ở thời đại nào thì cũng rất cần thiết. 

Các cơ sở về báo chí, xuất bản từ giấy cho đến phương thức điện tử đều đang nở rộ để bắt kịp xu thế. Đó là cơ hội  cơ hội nghề nghiệp của ngành báo chí truyền thông.

Khoa học xã hội nhân văn nghiên cứu về con người và xã hội (ảnh: internet).
Khoa học xã hội nhân văn nghiên cứu về con người và xã hội (ảnh: internet).

Không những thế, truyền thông nội bộ của mỗi công ty, tập đoàn bây giờ cũng rất được coi trọng. Các phòng ban marketing chưa bao giờ là bộ phận có thể thiếu của các doanh nghiệp. 

Quan hệ quốc tế 

Cử nhân hệ quốc tế thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn rất hiếm hoi. Đây là những bạn sẽ tham gia làm việc ở cơ quan ngoại giao, đại sứ quán và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. 

Cơ hội việc làm luôn rộng mở với những bạn có niềm đam mê với lĩnh vực quan hệ quốc tế. Đặc biệt là Việt Nam vẫn đang cố gắng trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện tại. 

Nhóm ngành ngôn ngữ 

Học khoa học xã hội và nhân văn có thể học ngành ngôn ngữ. Bởi nghiên cứu về con người sẽ nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới. Nhóm ngôn ngữ thường có ngôn ngữ Hàn, Nhật, Trung, Anh…

Cử nhân khoa học xã hội và nhân văn về ngành ngôn ngữ học, theo chuyên ngành, kiến thức chuyên sâu nghiên cứu về con người, đất nước, lịch sử. Mang đến khả năng giao tiếp và biên phiên dịch cực kỳ tốt. 

Tâm lý học

Cử nhân khoa học xã hội và nhân văn về ngành tâm lý học luôn được coi trọng hơn so với học tâm lý học liên quan đến y tế ở Việt Nam. Bởi khi học xã hội nhân văn, nghiên cứu con người, vấn đề tâm lý sẽ được nhìn bao quát hơn. 

Không chỉ đơn giản về tâm lý con người trong chữa bệnh như y học, tâm lý tội phạm của công an,…Mà tâm lý học của xã hội nhân văn bao quát toàn bộ tâm lý con người, hành vi, cách ứng xử và văn hóa con người. 

Kỹ năng về quan trắc tâm lý con người, nghiên cứu, tư vấn và giảng dạy về tâm lý học,…Đó là lợi thế đến từ tâm lý học của khoa học xã hội và nhân văn.

Tâm lý học là một mảng quan trọng của nhân văn (ảnh: internet).
Tâm lý học là một mảng quan trọng của nhân văn và xã hội (ảnh: internet).

Xã hội học

Xã hội học trong khoa học xã hội và nhân văn là một phân ngành chính và quan trọng. Bên cạnh nghiên cứu con người thì còn là nghiên cứu xã hội. Các  quy luật, tính quy luật cũng như sự vận hành, biến đổi của xã hội hàng ngày, hàng giờ. 

Mối quan hệ và tác động của con người với xã hội hay những giải thích về hành vi của con người với xã hội. Đây đều là những kiến thức chuyên sâu mà không thể học ở nơi nào khác các trường thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn.

Đông Phương Học

Đông phương học trong ngành khoa học xã hội và nhân văn là nghiên cứu về lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia phương Đông. Sinh viên sẽ có những kiến thức về những nước có văn hóa gần với Việt Nam. 

Khi hiểu sâu về các quốc gia, trong mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các nước, các bạn sẽ là những người đi tiên phong. Vì thế mà ngành đông phương học của khoa học xã hội và nhân văn luôn là ngành có điểm số cao nhất trong các kỳ thi đại học. 

2. Khoa học xã hội và nhân văn trong sự nghiệp đổi mới 

Khoa học xã hội và nhân văn từ trước tới nay với nhiệm vụ chính vẫn là  nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con người. Thêm vào đó là nghiên cứu về mối quan hệ con người với xã hội. 

Vì vậy, trong thời kỳ đổi mới khoa học xã hội và nhân văn sẽ đóng vai trò là nghiên cứu về sự phát triển về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. 

Con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, các nhà hoạch định chính sách sẽ dựa vào nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn để đưa ra các đường lối, chính sách xây dựng và phát triển đất nước. 

Cộng với việc cung cấp ra những con người, cử nhân nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực của ngành khoa học xã hội và nhân văn kể trên. Thì vai trò của ngành là không thể thiếu trong bước tiến mới của đất nước. 

Học bổng toàn phần là những suất tài trợ về mặt học phí của các chính phủ, đơn vị giáo dục, các tổ chức công và tư (ảnh: internet).
Ngành xã hội nhân văn vẫn rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới (ảnh: internet).

Trong sự nghiệp đổi mới, con người và xã hội càng có nhiều thay đổi. Nghiên cứu về con người và xã hội ngày càng rộng mở và khó khăn hơn. Đó là lúc vai trò của ngành khoa học xã hội và nhân văn cần được phát huy hết sức. 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngành khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam lại đang tụt lại phía sau và không thu hút được người học. Vai trò của ngành ngày càng lu mờ trong thời kỳ đổi mới của đất nước. 

Nguyên nhân là từ đâu? Vì sao người Việt Nam không còn yêu thích khoa học xã hội và nhân văn như trước đây? Lý do sẽ nằm ở phần tiếp theo của bài viết. 

3. Vì sao người học không còn yêu thích khoa học xã hội và nhân văn

Theo các chuyên gia đánh giá, nguyên nhân dễ đến sự tụt lại của ngành khoa học xã hội và nhân văn thì có nhiều. Trong đó có thể kể đến như là: 

Chương trình học mang nặng tính lý thuyết. Điều đó không bắt kịp được với xu thế hiện tại là đề cao kết quả, sự thực dụng và tính thực hành cao. Ngành khoa học xã hội nhân văn hiện tại quá trừu tượng và không cạnh tranh được về việc làm. 

Các nhóm ngành về kinh tế, kỹ thuật quá phát triển. Vì thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hội nhập quốc tế phát triển quá sức tưởng tượng. Ngành khoa học xã hội nhân văn đã tụt lại nhường chỗ cho các ngành kinh tế và kỹ thuật. Vì thế sinh viên cũng không còn mặn mà với ngành nhân văn.

Cơ hội việc làm không rộng mở đối với sinh viên khoa học xã hội và nhân văn. Phải thừa nhận rằng, khi kinh tế và kỹ thuật phát triển thì sinh viên nhân văn sẽ bị hẹp lại cánh cửa việc làm. Đó là lý do mà các bạn học sinh không chọn nhân văn khi quyết định thi đại học. 

Người học không còn thích ngành xã hội nhân văn vì những phương pháp giảng dạy lạc hậu (ảnh: internet).
Người học không còn thích ngành xã hội nhân văn vì những phương pháp giảng dạy lạc hậu (ảnh: internet).

Khoa học xã hội nhân văn là những môn học khô cứng. Phương pháp giảng dạy cũ kỹ của những môn khối C như văn, sử, địa đã làm cho học sinh từ các cấp nhỏ không thích những môn này. Khiến cho đầu vào của ngành khoa học xã hội nhân văn cũng vì thế mà tự nhiên mất đi. 

Đó là những lý do chính để ngành khoa học xã hội nhân văn ngày càng tụt hậu và không được người học ưa thích. Các bạn còn biết đến nguyên nhân nào khác nữa không? 

Bài viết này của hotroduhoc.org về ngành kha học xã hội và nhân văn đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về ngành này. Nếu các bạn có ý tưởng về học ngành này hoặc vực lại ngành xã hội và nhân văn thì hãy cố gắng theo đuổi nó nhé. 

 

DMCA.com Protection Status