Du học Ngành Kiến Trúc – Xây Dựng tại Canada

Tổng quan về Du học Kiến Trúc tại Canada. Ngành kiến trúc tại Canada là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xd dân dụng, công trình xd công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại…

Du học Ngành Kiến Trúc - Xây Dựng tại Canada hình 3

Tổng quan về ngành Kiến trúc

Du học ngành Kiến trúc – Xây dựng cần kỹ năng nào?

Kỹ năng phân tích

Kiến trúc sư phải hiểu nội dung của thiết kế và hoàn cảnh mà chúng được tạo ra. Ví dụ, các KTS phải hiểu vị trí của các hệ thống cơ học và cách các hệ thống này ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng.

Óc quan sát

KTS phải có khả năng xem các phần của cấu trúc liên kết với nhau như thế nào. Họ cũng phải có thể hình dung cách tổng thể tòa nhà sẽ trông như thế nào khi hoàn thành.

Khả năng lãnh đạo

Kỹ sư dân dụng chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các dự án hoặc nghiên cứu mà họ thực hiện. Do đó, họ phải có khả năng dẫn dắt các nhà khảo sát, các nhà quản lý XD, kỹ thuật viên kỹ thuật công trình, và những người khác thực hiện kế hoạch dự án của họ.

Du học Ngành Kiến Trúc - Xây Dựng tại Canada

Khả năng toán học

Kỹ sư dân dụng sử dụng các nguyên tắc của tính toán, lượng giác và các chủ đề nâng cao khác trong toán học để phân tích, thiết kế và xử lý sự cố trong công việc của họ.

Cơ hội nghề nghiệp khi du học Canada ngành Kiến trúc

Cơ hội nghề nghiệp khi dh Canada ngành KT-XD được cho là hấp dẫn vì công việc ổn định, hầu như không có tính thuyên chuyển cũng như cắt giảm nhân sự và môi trường làm việc tốt. Ngoài ra, ngành xd có mức thu nhập cao từ AUD 50.000 – 100.000/năm và có sự lựa chọn làm việc đa dạng tại các cơ quan, doanh nghiệp.

Hiện nay, Canada đang cần khoảng 319.000 lao động cho đến năm 2020 để có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong ngành XD. Ngoài ra, đã có khoảng 219.000 lao động về hưu cần phải thay thế khiến cho lực lượng lao động cần bổ sung thêm 20% trong thời gian tới, để phục vụ việc xd các cơ sở hạ tầng mới của thành phố.

Bên cạnh đó, theo thống kê thì nhu cầu nhân lực  Canada trong 5 năm tới sẽ cần hơn 800.000 lao động mới để phục vụ tăng trưởng kinh tế, trong đó thì ngành XD chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội hội rất lớn cho những sinh viên, dhs đang học tập và làm việc trong ngành.

Dh Canada ngành Xây dựng, dhs còn được làm việc trong nhiều ngành nghề triển vọng và hấp dẫn sau khi ra trường như quản lý công trình dự án, quản đốc công trình, quản đốc dự án, điều phối kế hoạch thi công,…Bên cạnh đó, bằng cấp của Canada được công nhận trên toàn cầu nên có cơ hội làm việc tại nhiều nước khác.

Hồ sơ xin Visa du học Canada ngành kiến trúc

  • Mẫu đơn xin Study Permit bên ngoài Canada (IMM 1294).
  • Mẫu đơn xin Visa (IMM 5257).
  • Mẫu đơn về thông tin gia đình (IMM 5645).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nếu có.
  • Giấy giám hộ cho học sinh dưới 18 tuổi (riêng với chương trình học tại tỉnh bang British Columbia là dưới 19 tuổi).
  • Giấy mời nhập học của một trường được chứng nhận giáo dục Canada.
  • Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của gia đình trong suốt quá trình học tập sinh hoạt ở Canada.
  • Hộ chiếu còn giá trị dài hạn.
  • Các giấy tờ có liên quan để hỗ trợ thêm (bằng cấp chứng chỉ bên ngoài.
  • Phí nộp hồ sơ xin visa dh Canada là 220 USD.

Du học Ngành Kiến Trúc - Xây Dựng tại Canada hình 2

Các giấy tờ nộp vào trường và Lãnh sự quán cần được dịch sang tiếng Anh có công chứng và đính kèm với bản photo công chứng. Không cần thiết phải mang bản gốc đi nộp. Riêng Hộ chiếu thì phải nộp bản chính để bộ phận xét duyệt visa dán một tấm visa lên hộ chiếu.

Lợi ích khi du học Kiến Trúc tại Canada

Bằng cấp giá trị quốc tế được đánh giá cao

Bằng Thạc sỹ K.Trúc và thiết kế ở Canada có giá trị trên toàn cầu và được các nhà tuyển dụng nhân sự cao cấp đánh giá cao nhờ vào chất lượng đào tạo xuất sắc tập trung vào thực hành. Với quá trình kết hợp học tập và thực hành trong thời gian dh, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tìm kiếm việc làm trong môi trường làm việc quốc tế, các nước phát triển khác hoặc tại Việt Nam.

Yêu cầu chung: IELTS 6.5-7.0. Điểm trung bình tối thiểu 6.5/10.

Không bắt buộc có kinh nghiệm công tác.

Khóa học tại các trường của Canada rất đa dạng và phong phú và bạn có thể lựa chọn một chuyên ngành phù hợp với mình. Các khóa học được rất nhiều sinh viên lựa chọn là:

  • Thạc sỹ Kiến trúc
  • Thạc sĩ Thiết kế
  • Thạc sỹ Thiết kế và quy hoạch
  • Thạc sỹ Thiết kế nội thất
  • Thạc sỹ Thiết kế quang cảnh

Du học Ngành Kiến Trúc - Xây Dựng tại Canada hình 4

Thời gian học vừa phải

Các khóa thạc sỹ kéo dài 1.5 – 2 năm bao gồm cả thực tập, tùy khóa học và trường bạn chọn.

Các khóa thạc sỹ không thực tập thường kéo dài 1 – 1.5 năm.

>>> Du học Ngành Truyền Thông – Báo Chí tại Canada

Chi phí du học Kiến Trúc tại Canada rất tiết kiệm

Nhìn chung, chi phí dh Canada không cao so với cá quốc gia có nền giáo dục tương đương. Nhưng cũng tùy từng ngành cụ thể, mức học phí sẽ khác nhau. Nếu bạn lựa chọn ngành K.trúc hãy yên tâm nhé, hiển nhiên học ngành KTrúc ở Canada, mức học phí khá thấp. Mức học phí trung bình cho ngành khoảng 20.000 – 21.000 CAD/ năm.

Mức học phí tùy vào khóa học và địa điểm trường học nơi bạn đăng ký học.

Mức học phí trung bình vào khoảng: 20.000 – 22.000 C$/năm, 30.000 – 40.000 C$/khóa (1.5-2 năm)

Học phí khóa tiếng Anh: từ 340 – 380 C$/tuần. Mỗi khóa học từ 10-40 tuần.

Sinh hoạt phí (ăn ở, đi lại, sách vở…): Từ 8.000 – 10.000 C$/năm

Tỷ giá: 1 C$ = 22.000 VND

Làm thêm

Khi dh Canada, bạn có cơ hội đi làm 20h/tuần và có thêm thu nhập khoảng 800 – 1.200 C$/tháng. Hơn thế nữa, nếu bạn ở lại Canada làm việc sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có thu nhập trung bình từ 35.000 – 65.000 C$/năm.

Cơ hội việc làm và định cư tại Canada

Theo quy định của chính phủ Canada, sinh viên được phép ở lại làm việc ở Canada từ 1-3 năm sau khi học xong. Nếu bạn yêu thích làm việc tại xứ sở lá phong đỏ, bạn có thể định cư sau một thời gian làm việc theo quy định của chính phủ Canada. Một sô ngành đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, những ngành này sẽ được chính phủ Canada đưa ra các chính sách ưu ái hấp dẫn cho dhs ở lại làm việc và sau đó định cư. Canada có tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt, nhưng dân số lại già nên ngày càng thiếu nguồn lao động. Ngành k.trúc là 1 trong những ngành thiếu hụt nguồn lao động lớn.

Du học Ngành Kiến Trúc - Xây Dựng tại Canada hình 1

Lộ trình học tập linh động

Ngành kiến trúc có rất nhiều chương trình, cấp bậc khác nhau từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ. Để theo học cử nhân chuyên ngành KTrúc Canada, d.học sinh cần hoàn thành chương trình THPT Canada sau đó nộp hồ sơ vào trường có chuyên ngành k.trúc hoặc đã hoàn thành xong chương trình năm 1, năm 2 tại trường đại học Việt Nam với điểm tổng kết tối thiểu 7.0, chứng chỉ IELTS tối thiểu 6.0.

>>> Du học ngành Digital Marketing tại Canada

Riêng với chương trình thạc sĩ, không cần phải có điều kiện kinh nghiệm như những ngành học khác. Du học sinh sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam nếu đáp ứng đủ điều kiện về học lực, trình độ tiếng Anh, visa, điều kiện tài chính… ngay lập tức có thể di dh Canada chuyên ngành KTrúc. Với những dhs đáp ứng đủ mọi điều kiện, chỉ có điều kiện ngoại ngữ chưa đạt, vẫn được chấp nhận hồ sơ d.học, nhưng sẽ được học 1 khóa tiếng Anh trước đó.

Ngay khi học xong đại học ở Việt Nam bạn có thể sang Canada dh ngay. Lộ trình học tập bao gồm 1 khóa tiếng Anh (10-40 tuần) và sau đó học thạc sỹ.

Các bạn học chuyển đổi chuyên ngành, hoặc chưa có kinh nghiệm công tác có thể cần học thêm 1 khóa dự bị thạc sỹ khoảng 4-6 tháng (tùy trường).

Nếu bạn có Ielts 6.5-7.0, bạn có thể xin học thẳng khóa thạc sỹ

Du học Kiến Trúc tại Canada thì nên chọn trường nào?

Chỉ có một số ít trường cung cấp các khóa học thạc sỹ về k.trúc và thiết kế. Trong số đó có một số trường mạnh về đào tạo chuyên ngành KTrúc.

Một số trường đào tạo KTS ở Canada bạn có thể lựa chọn du học:

  • British Columbia Institute of Technology (Burnaby, British Columbia)
  • Université Laval (Quebec City, Quebec)
  • Ryerson University (Toronto, Ontario)
  • University of Toronto (Toronto, Ontario)
  • Carleton University (Ottawa, Ontario)
  • McGill University (Montréal, Quebec)
  • University of British Columbia (Vancouver, British Columbia)

DMCA.com Protection Status